Tư Vấn Cách Tính CBM Của Thùng Carton Chuẩn Xác Nhất

congtacviencontent 27/01/2024

Hiện nay, thùng carton ngày càng phổ biến và được dùng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Việc sử dụng thùng carton như thế nào thì chắc hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên, cách tính CBM sao cho lựa chọn được loại thùng phù hợp với sản phẩm cần đóng gói thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, bài viết dưới đây Bao Bì Hoàng Long sẽ tư vấn cách tính CBM của thùng carton chuẩn xác nhất để các bạn tham khảo.

Tìm hiểu cấu tạo của thùng carton

Tìm hiểu cấu tạo của thùng carton

Trước khi tìm hiểu về cách tính CBM của thùng carton thì các bạn cần biết về cấu tạo của chúng. Thùng carton có tên tiếng anh là Carton Box với nhiều ưu điểm quan trọng và cần thiết cho ngành dịch vụ, công nghiệp,.. Đây chính là vật dụng để chứa đựng hàng hóa khi đóng gói. Thùng được làm từ chất liệu giấy chuyên dụng, cụ thể là giấy carton.

Thành thùng sẽ bao gồm 2 phần chính là bên trong và ngoài. Trong đó, bên ngoài sẽ có mặt giấy và phần trong là lõi giấy. Thông thường, phần lõi khi sản xuất sẽ được làm theo dạng gợn sóng hoặc uốn lượn tùy vào loại thùng carton. 

Tác dụng của những gợn sóng thùng này là tạo nên một lớp liên kết chịu lực tốt và có độ bền vững chắc. Từ đó, thùng carton sẽ hạn chế tối đa khả năng bị xuyên thủng bởi các vật bên ngoài. Vì ngày nay, thùng carton được sử dụng rất nhiều để vận chuyển hàng hóa. Nhất là đối với các đơn vị hoạt động lĩnh vực hàng hóa, vận chuyển thì chúng càng không thể thiếu.

Có thể bạn quan tâm: Báo giá thùng carton 7 lớp tại Hoàng Long

Phân loại thùng carton

Thùng carton được phân loại tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau như cấu tạo, hình dạng hoặc phân loại. Cụ thể chi tiết về từng loại là:

Dựa vào cấu tạo

  • Loại 3 lớp: Loại thùng này thường dùng để đóng những sản phẩm có kích thước hoặc trọng lượng nhỏ, gọn và nhẹ.
  • Loại 5 lớp: Thông thường, các hàng hóa nặng như đồ nội thất, máy móc,… cần chuyển đi xa thì loại thùng 5 lớp này sẽ được dùng đến.
  • Loại 7 lớp: Chúng có sức chịu lực cực kỳ tốt và dùng chủ yếu để đựng những sản phẩm nặng, dễ vỡ để không va đập mạnh khi vận chuyển.

Dựa theo kết cấu các gợn sóng

Dựa theo kết cấu các gợn sóng

  • Sóng A: Có độ cao sóng là 4.7mm và tăng khả năng chịu lực phân tán.
  • Sóng B: Với độ cao sóng khoảng 2.5mm, có khả năng chịu lực, chống xuyên thủng.
  • Sóng C: Độ cao của sóng từ 3.5mm tới 4.5mm, tăng khả năng chịu lực trên bề mặt và thay thế cho sóng A được.
  • Sóng E: Có độ sóng trong khoảng 1.5mm và dùng để vận chuyển những sản phẩm nhẹ.

Tùy thuộc vào kiểu dáng

Cách tính CBM của thùng carton cũng sẽ có liên quan đến kiểu dáng hộp. Trong loại này sẽ gồm:

  • Thùng carton thường: Ở giữa thùng sẽ là các nắp có thể xếp lại với nhau để đóng gói sản phẩm.
  • Thùng carton nắp toàn phần: Chúng chủ yếu dùng cho các sản phẩm có trọng lượng nhỏ gọn, dễ vỡ, tránh va đập khi vận chuyển. Loại này được phủ dài nắp xếp chồng lên nhau.
  • Thùng carton nắp rời: Thùng sẽ có một đầu nắp được cố định, còn phía bên kia sẽ dùng để gói hàng. Loại này sẽ thích hợp cho việc thường xuyên đóng mở khi sử dụng.

Ưu nhược điểm của thùng carton trong vận chuyển

Thùng carton được làm từ nguyên liệu chính là các sợi gỗ. Do đó, chúng có vai trò khá quan trọng trong suốt quá trình vận chuyển với những ưu điểm nổi trội như:

Ưu nhược điểm của thùng carton trong vận chuyển

  • Nguyên liệu để sản xuất dễ tìm và giá thành tương đối rẻ. 
  • Tùy theo khuôn hàng mà có thể tạo ra nhiều hình dạng miễn là phù hợp.
  • Trọng lượng của thùng carton tương đối nhẹ.
  • Khả năng chịu lực, xuyên thủng cao.
  • Độ bền dai và sự kết dính cực tốt.
  • Thùng carton có thể tái chế sử dụng lại với nhiều mục đích khác nhau và an toàn cho môi trường xung quanh.
  • Thùng đang dạng từ kiểu dáng đến màu sắc.
  • Bề mặt của thùng có thể in ấn, thiết kế logo, thông tin,…

Ngoài những điểm nổi bật trên, thùng carton cũng vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Với các lực hoặc tác động quá mạnh thì thùng carton vẫn bị thủng hoặc rách.
  • Những hàng hóa có chứa nước, trong môi trường ẩm mốc hoặc nhiệt độ quá thấp hay cao đều nên hạn chế sử dụng chúng.
  • Bảo quản thùng ở môi trường ẩm thấp thì rất nhanh sẽ bị hỏng, rách,… Bởi vậy, trong quá trình sử dụng, bảo quản và vận chuyển thùng carton thì nên tránh những tác động mạnh và nơi chứa nhiều nước.

Tư vấn cách tính CBM của thùng carton

Khi nhắc đến cách tính CBM của thùng carton, chắc chắn không ít bạn sẽ thắc mắc CBM là gì? Thực chất, CBM chính là từ viết tắt của đơn vị tính mét khối, trong tiếng anh hay gọi Cubic Meter. Chúng được dùng với mục đích đo thể tích của các loại hàng hóa trong khi vận chuyển, nhất là lĩnh vực Logistic. Ngoài ra, đơn vị này còn dùng để đánh giá, cân đo các mặt hàng trong quá trình vận tải.

Cách tính CBM của thùng carton thường sẽ sử dụng công thức:

CBM = ((Chiều dài X chiều rộng X chiều cao)/ 106) X số lượng thùng. Trong đó, đơn vị của các kích thước thùng carton sẽ được tính bằng cm.

Tư vấn cách tính CBM của thùng carton

Lưu ý rằng, các bạn nên kiểm tra đơn vị của kích thước một cách cẩn thận, tránh sai sót vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả CBM. Thường đơn vị kích thước được tính bằng mé nhưng nếu quy đổi thành cm thì kết quả thể tích cần nhân 10^6.

Trên đây là bài viết tư vấn cách tính CBM của thùng carton chuẩn xác nhất. Đây là một phép tính tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Bên cạnh đó, nếu các bạn đang có nhu cầu mua các loại thùng carton thì đừng quên liên hệ ngay Bao Bì Hoàng Long. Đây là công ty chuyên sản xuất và cung cấp thùng carton uy tín, chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn với giá thành phải chăng. Vì thế, các sản phẩm tại nơi này đều hạn chế tối đa việc sai số gây ảnh hưởng đến vận chuyển.

Hãy theo dõi và chia sẻ bài viết cùng chúng tôi:
error
fb-share-icon