Nội dung bài viết
Bồi giấy là gì?
Bồi giấy được làm từ bột giấy, bột giấy cơ học và giấy cũ với một số thành phần phụ gia. Sau đó, được nhào trộn thành hỗn hợp và được gia công để tạo ra loại giấy có độ cứng đạt yêu cầu.
Đây là cách tạo ra những tấm giấy carton, hộp giấy, thùng giấy carton có thể chịu được sức nặng của sản phẩm nằm bên trong.
Đặc điểm của bồi giấy
Bồi giấy tuy nghe thì có xa lạ nhưng lại vô cùng quen thuộc và được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực công nghiệp hiện nay. Chất liệu này cũng sẽ có những ưu, nhược điểm sau đây:
Ưu điểm
- Bề mặt của giấy rất dễ để sơn màu nhằm tăng sự bắt mắt, ấn tượng cho sản phẩm
- Định lượng giấy cao giúp cho sản phẩm có thể cứng cáp hơn
- Định lượng giấy khá đa dạng từ 500 gsm cho tới 1400 gsm để bạn có nhiều lựa chọn phù hợp hơn với nhu cầu
- Đơn giản, dễ dàng thực hiện và có thể thực hiện bằng các phương pháp thủ công
- Có thể tái chế liên tục, dễ dàng phân hủy và thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
Bồi giấy sẽ được làm từ các loại giấy cũ, nếu như không tìm mua tại các cơ sở uy tín thì bạn rất khó để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Đặc biệt, những loại giấy kém chất lượng thì rất dễ bị rách.
>>> Xem thêm: Địa chỉ bán thùng carton uy tín ở TP.HCM
Tại sao phải bồi giấy
Dùng loại giấy gì để bồi?
Bất cứ loại giấy nào cũng có thể dùng để bồi được, có thể dùng báo (như khi làm mặt nạ, đầu lân) hay dùng giấy 160gsm, 180gsm hay thậm chí là giấy 1mm, 2mm (khi làm mô hình giấy).
Bồi giấy như thế nào?
Bồi giấy là phương pháp bất khả kháng khi bạn không có loại giấy có độ cứng hay bề dày phù hợp yêu cầu. Một tấm giấy 1mm khổ A2 có giá 15K sẽ rẻ hơn chừng đó giấy 180gsm cần thiết, tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc.
Khi đã quyết định bồi thì bạn có thể dùng bất cứ cách nào, miễn sao có thể làm cho các lớp giấy dính vào nhau. Có thể dùng hồ, keo, theo mình tốt nhất nên dùng keo sữa còn gọi là keo bồi giấy PVAc,…(nếu mua keo sữa thiện khang thì càng tốt) vì keo có tỷ lệ pha nước cao và độ bám dính tốt, nhanh khô,…
Riêng đối với phương pháp bồi giấy để gia cố thì có thể dùng keo nước quét lên luôn còn giấy thì có thể dùng giấy đã bỏ đi chẳng hạn báo, giấy vụn sau khi cắt kit,… Kĩ thuật này thường áp dụng để làm mặt nạ, đầu lân,…
>>> Xem thêm: Thùng carton 7 lớp là gì? Ưu nhược điểm của thùng carton 7 lớp
Cách để làm ra giấy bồi như thế nào?
Để tạo ra giấy bồi bạn áp dụng 1 trong 2 cách sau:
- Phương pháp bồi giấy: phương pháp này được thực hiện gia công bằng cách dán chống nhiều lớp giấy mỏng lên nhau để có một lớp giấy mới có độ dày và cứng như yêu cầu. Với cách này nhiều bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên cách này sẽ tốn nhiều thời gian để giấy khô và chỉ sản xuất được số lượng nhỏ
- Phương pháp nhào trộn: Phương pháp này cần chuẩn bị bột giấy cơ học, bộ giấy và giấy cũ cùng một số phụ gia khác. Sau đó bạn sử dụng các thiết bị hiện đại để nhào trộn và cho ra loại giấy có độ dày và cứng như yêu cầu. Phương pháp này sẽ được thực hiện tại các nhà máy nhằm phục vụ nhu cầu doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Giá giấy carton giá rẻ tại TP.HCM
Các loại bồi giấy thông dụng nhất hiện nay
Hiện nay, có hai loại bồi giấy đang được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất đó là bồi giấy theo độ bền và bồi giấy theo kích thước
- Bồi giấy theo độ bền: đây là cách bồi được sử dụng trong trường hợp khách hàng muốn bồi hộp để cho sản phẩm trở nên cứng cáp hơn, chắc chắn và không yêu cầu quá cao về độ dày của sản phẩm.
- Bồi giấy theo kích thước: khác với loại bồi giấy ở trên, cách bồi giấy này chỉ tập trung chủ yếu vào độ dày của sản phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng.
Công dụng của bồi giấy
Dựa vào những ưu điểm và đặc trưng, giấy cứng còn được sử dụng nhiều kỹ thuật in và ngành công nghiệp để làm được bao bì bảo vệ hàng hóa. Cụ thể gồm có:
- Ứng dụng vào trong sản xuất bao bì để bảo vệ các loại hàng hóa như: bìa carton, túi giấy, bìa sách, menu, hộp giấy,… đồng thời nó còn được áp dụng trong sản xuất các sản phẩm thùng carton để đựng các loại hàng hóa.
- Ngoài ra, nhờ vào tính cứng của giấy mà nó cũng được sử dụng triệt để nhằm cố định được sản phẩm, tránh sản phẩm xảy ra xô sát đổ vỡ như sử dụng trong hộp đựng chén, hộp kẹo, hộp bát, ly thủy tinh,…
- Các loại bồi giấy có độ dày cao và có định lượng lớn sẽ được sản xuất để làm bưu thiết, danh thiếp,…
- Có thể tái chế giấy bồi thành các loại giấy vệ sinh, giấy làm thùng carton.
- Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng giấy bồi để sản xuất thành túi giấy, hộp giấy cao cấp đựng trà, mỹ phẩm, dược phẩm, bánh trung thu, quà tặng sức khỏe…
Phương pháp để tạo ra bồi giấy cứng
Với những công dụng và ưu điểm vô cùng tuyệt vời như đã nói ở trên. Bồi giấy được ưu ái sử dụng để làm bao bì bảo quản, bảo vệ hàng hóa nhất là hàng hóa khi vận chuyển. Từ đó, giúp cho các đơn vị kinh doanh thuận tiện hơn trong khâu đóng gói, vận chuyển hàng hóa đến tay của khách hàng.
Bởi lẽ, không phải chất giấy nào cũng có thể làm ra những bao bì đựng dày dặn, cứng cáp được. Một số loại giấy có định lượng mỏng, không thể nào chịu được sức nặng của sản phẩm ở bên trong. Lúc này, bạn cần phải sử dụng loại giấy có độ cứng phù hợp nhất để bao bọc sản phẩm thì giấy bồi là một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Để có thể tạo ra giấy này, người ta cần phải sử dụng phương pháp gia công bồi giấy.
Quy trình tự thực hiện cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chọn được bề mặt cần bồi và tiến hành sử dụng hồ, keo bồi giấy rồi dán những lớp giấy khác nhau lên bề mặt bồi giấy. Việc dán giấy lặp đi lặp lại như thế này cho đến khi toàn bộ bề mặt của hộp giấy, thùng giấy có được độ dày và độ cứng như yêu cầu.
Tuy nhiên, với kỹ thuật bồi giấy thủ công này, lớp giấy cần phải tốn đến một ngày mới có thể khô hoàn toàn. Điều này vừa tốn thời gian và công sức. Hơn thế nữa, rất khó để đáp ứng được nhu cầu số lượng lớn trong khoảng thời gian ngắn được.
Chính vì thế, bạn cần tìm kiếm các xưởng sản xuất uy tín là lựa chọn tối ưu nhất để sở hữu được thành phẩm chất lượng với giá phù hợp. Với máy móc thiết bị hiện đại, công đoạn bồi giấy sẽ diễn ra nhanh chóng và đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng.
Như vậy, với những thông tin Bao Bì Hoàng Long chia sẻ trên đã giúp bạn được bồi giấy là gì? Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ qua hotline: 0901.879.279 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!